HUYẾT ÁP THẤP

Huyết áp (HA) thấp là bệnh khá phổ biến, nữ có tỉ lệ mắc bệnh cao hơn nam. HA thấp không chỉ gặp ở người gầy thiếu cân mà còn gặp cả ở những người mập, dư cân nặng.

Huyết áp thấp

Biên soạn: Ths-BS Phan Hữu Phước
Giám Đốc Phòng Khám Lão Khoa Med-Vie
Địa chỉ: 79/21Âu Cơ P.14, Q.11, TP. HCM – Điện thoại: 2249.9494

Huyết áp thấp là tình trạng khá phổ biến, nữ có tỉ lệ mắc bệnh cao hơn nam. Huyết áp thấp không chỉ gặp ở người gầy thiếu cân mà còn gặp cả ở những người mập dư cân nặng.
So với huyết áp trung bình của người Việt Nam là 120/80 mmHg, trong đó số 120 gọi là số huyết áp trên, số 80 gọi là số huyết áp dưới. Thì người bệnh huyết áp thấp có số huyết áp trên thấp hơn 110 mmHg thậm chí chỉ có 90 mmHg. Đây là những trường hợp huyết áp thấp mãn tính không tìm thấy nguyên nhân. Chúng ta cần phân biệt với trường hợp bị huyết áp thấp cấp tính rất nguy cần điều trị cấp cứu, là những người có huyết áp bình thường hoặc có huyết áp cao nhưng do bệnh lý nào đó làm mất máu như chảy máu bao tử hay mất mất nước như tiêu chảy làm huyết áp giảm xuống đột ngột. Lúc này nếu đo huyết áp sẽ thấy số huyết áp trên giảm xuống có thể dưới 100 mmHg. Ngoài ra chúng ta cũng cần phân biệt với huyết áp thấp có nguyên nhân rỏ rệt như do suy tuyến yên, tuyến giáp trạng, suy tuyến thượng thận … để phát hiện ra những nguyên nhân này bác sĩ sẽ cho làm một số xét nghiệm cần thiết.

Chúng ta cần phân biệt huyết áp thấp với bệnh thiếu máu có số lượng hồng cầu trong máu giảm xuống rất nhiều so với số lượng hồng cầu trong máu bình thường khoảng 3.800.000 đến 4.500.00 hồng cầu trong 1 mm3, rất nhiều người nhầm lẫn giữa 2 bệnh này do từ chỗ khi đi đo huyết áp bà con hay gọi là đo máu và để cho tiện thầy thuốc sau khi đo máu xong cũng trả lời là máu thấp. Chính từ máu thấp này làm bà con nhầm lẫn với thiếu máu. Vì nghỉ là bị thiếu máu nên bà con bồi dưỡng cơ thể bằng nhiều loại thức ăn béo bổ cuối cùng là cân nặng tăng lên thậm chí đến mức độ béo phì nhưng huyết áp thì vẫn thấp.

Huyết áp thấp ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe cuộc sống, sinh hoạt và công việc. vì tình trạng huyết áp thấp làm lưu lượng máu lên não giảm nên người bệnh thường xuyên có cảm giác hoa mắt, chóng mặt nhất khi đang nằm hay ngồi đứng dậy đột ngột ngoài ra còn thấy mệt mỏi, yếu tay chân. Khi học tập, làm việc tập thể dục thể thao thì cũng thấy nhanh chóng bị mệt mỏi. Tình trạng này kéo dài trong nhiều tháng nhiều năm làm cho người bệnh cảm thấy mình yếu đuối không còn đủ sức sống gây ảnh hưởng nhiều đến việc học tập năng suất làm việc. Thỉnh thoảng người bệnh có những cơn huyết áp hạ thấp nhiều hơn có thể gây choáng ngất. Điều này nguy hiểm trong những trường hợp đang chạy xe gắn máy người bệnh có thể bị té và bị tai nạn giao thông đáng tiếc.

Do vậy khi biết mình bị huyết áp thấp bà con cần lưu ý khi đi lại bằng xe gắng máy nên chạy chậm phía trong gần lề đường, những lúc đang chạy xe thấy xây xẩm, chóng mặt thì nên thận trọng tấp xe vào lề đường từ từ , tắt máy xe, cất chìa khóa xe ngồi xuống nghỉ trong 15-20 phút khi cảm thấy khỏe hẳn mới đi tiếp tục.

Cũng có một số bà con thắc mắc là tình trạng huyết áp thấp làm máu lên não bị giảm thì có gây ra tai biến mạch máu não hay không để hiểu điều này chúng ta cần xem xét mấy vấn đề như sau:
v    Biểu hiện của thiếu máu lên não là tình trạng hoa mắt chóng mặt nặng hơn là ngất xỉu. Biểu hiện này tuỳ thuộc vào khả năng chịu đựng của từng người nghĩa là có người khi số huyết áp trên chừng 100mmHg thì đã thấy hoa mắt chóng mặt nhưng có người vẫn còn thấy bình thường cho đến khi số huyết áp trên dưới 90 mmHg thì mới biểu hiện chóng mặt  hay muốn ngất xỉu.
v    Một số nghiên cứu cho thấy rằng : nếu số huyết áp trên thấp nhưng còn trên 80mmHg thì tuần hoàn não vẫn bình thường nhờ mạch não giãn ra để thích nghi với tình trạng thiếu máu lên não nên người bệnh lúc đầu thấy hoa mắt chóng mặt nhưng sau khi nghỉ ngơi 15-20 phút thì thấy dễ chịu hơn dù huyết áp vẫn không tăng lên.
v     Khi số huyết áp trên từ 70 – 80 mmHg thì bắt đầu có biểu hiện thiếu máu não kéo dài dù có nghỉ ngơi nhưng chưa gây tai biến đáng kể.
v     Nếu số huyết áp trên thấp hơn nữa dưới 70 mmHg thì gây thiếu máu não rõ ở người bình thường nhưng nhờ có vấn đề giãn mạch thích nghi nên có thể chưa gây tai biến nguy hiểm, còn trên bệnh nhân bị xơ mở động mạch thì khả năng thích nghi này giảm nhiều, cho nên một số trường hợp bị huyết áp thấp kèm theo xơ mở động mạch lâu năm có thể gây ra nhủn não.

Do vậy người bình thường bị huyết áp thấp mãn tính không gây tai biến mạch máu não đột ngột còn trên người bệnh xơ mở động mạch lâu năm bị huyết áp thấp có thể bị những tai biến nguy hiểm hơn.

Do đâu lại bị huyết áp thấp, có lẽ đây là vấn đề được nhiều bà con quan tâm. Nhưng đáng tiếc là đa số trường hợp huyết áp thấp là không tìm thấy nguyên nhân cụ thể. có một số trường hợp do suy tuyến yên, tuyến giáp trạng, suy tuyến thượng thận … là nguyên nhân gây ra huyết áp thấp để phát hiện ra những nguyên nhân này bác sĩ sẽ cho bạn làm một số xét nghiệm cần thiết.
Ở người bệnh huyết áp thấp người ta nhận thấy hiện tượng suy thóai họat động của  thần kinh giao cảm tiền hạch và hậu hạch đặc trưng bởi nồng độ norepinephrine trong máu thấp. Khi vận động thay đổi tư thế nhu cầu cơ thể cần huyết áp cao hơn bình thường lúc đó hệ thần kinh giao cảm tiết ra norepinephrine làm huyết áp tăng, nhịp tim tăng ở người bệnh huyết áp thấp cơ chế tự động này bị suy kém trong y học gọi là hội chứng Shy-Drager làm cho huyết áp giảm thấp không đáp ứng đầ đủ nhu cầu cơ thể làm máu lên não giảm gây ra chóng mặt hoa mắt ngất xỉu…

Huyết áp thấp làm giảm lưu lượng máu lên não nhưng chỉ bản thân huyết áp thấp đơn độc không gây ra tai biến mạch máu não trừ  khi có kèm theo yếu tố xơ vữa động mạch não.

Do vậy người bình thường bị huyết áp thấp mãn tính không gây tai biến mạch máu não đột ngột còn trên người bệnh xơ mở động mạch lâu năm bị huyết áp thấp có thể gây những tai biến nguy hiểm hơn.
Điều quan trọng đối với người bệnh huyết áp thấp là hiểu biết đúng và đầy đủ tình trạng bệnh của mình để tránh áp dụng những phương cách điều trị sai lầm có hại cho sức khỏe.

Điều trị huyết áp thấp là việc làm khó khăn vì bản chất bệnh khó chửa trị cần thời gian lâu dài nên người bệnh  ít kiên nhẫn trong điều trị.
Nhưng điều trị được huyết áp thấp là việc làm quan trọng giúp người bệnh tự tin hơn trong cuộc sống.
Điều trị huyết áp thấp gồm có 2 phần : điều trị không dùng thuốc và điều trị có dùng thuốc.
Điều trị không dùng thuốc gồm có chế độ ăn uống và vấn đề tập thể dục thể thao.
Trong chế độ ăn uống bà con cần lưu ý ăn mặn hơn bình thuờng. Nhưng không nên ăn qúa nhiều thức ăn bổ dưỡng như trứng thịt mở, sửa béo… Để tránh tình trạng béo phì nên giữ cân nặng của mình ở mức độ trung bình.

Điều này là quan trọng vì có nhiều trường hợp sau khi điều trị huyết áp thấp thì lại bị béo phì do người bệnh không biết giữ cân nặng của mình ở mức độ trung bình, mà béo phì có thể gây ra nhiều bệnh nguy hiểm khác. Ngoài ra trong bữa ăn các bạn cũng cần tránh những thức ăn có thể gây xơ mở động mạch như mở, trứng … và các bạn cũng cần hạn chế ăn quá ngọt để tránh dẫn đến bệnh tiểu đường vì người bệnh tiểu đường dễ bị xơ mở động mạch hơn người bình thường rất nhiều lần.
Ngoài ra các bạn cần lưu ý điều trị bệnh xơ mở động mạch vì nó góp phần làm giảm lượng máu lên não trong những trường hợp nặng  có thể gây ra nhũn não.
Trước khi quyết định áp dụng chế độ ăn mặn trong điều trị huyết áp thấp các bạn nên xác định chính xác tình trạng huyết áp của mình. Bởi vì có nhiều trường hợp người bệnh cảm thấy mình chóng mặt mệt mỏi nên nghĩ là mình bị huyết áp thấp nhưng khi đến khám bệnh thì bác sĩ cho biết là không phải bị huyết áp thấp mà bị huyết áp cao, mà thực vậy nhiều trường hợp cao huyết áp cũng gây ra chóng mặt và mệt mỏi. Cho nên quyết định điều trị sai lầm dễ dẫn đến hậu qủa nguy hiểm vì ăn qúa mặn làm huyết áp tăng cao dễ đưa đến những tai biến nguy hiểm như đứt gân máu não.
Do vậy để bảo vệ tốt sức khỏe của mình các bạn không nên tự chẩn đoán và điều trị bệnh của mình nên đến bác sĩ khám bệnh khi thấy có triệu chứng bất thường. Bạn nên nhờ bác sĩ theo dõi điều trị dù chỉ là điều trị không dùng thuốc như chỉ áp dụng chế độ ăn uống hay tập thể dục thể thao. Bạn nên tập thể dục chơi thể thao ở mức độ trung bình thường xuyên mỗi ngày.
Trong những trường hợp thật cần thiết bác sĩ sẽ cho bạn dùng thêm một  số thuốc có tác dụng hỗ trợ hoạt động của hệ tim nâng huyết áp lên đôi chút. Một số lọai thuốc sau đây có thể gíup cải thiện phần nào tình trạng  huyết áp : Fludrocortisone acetate, Midodrine, Yohimbine, Etilefrine, Aramine, Dopamine, Noradrenaline, Tensophodrine, Intropin… Chọn lựa lọai thuốc nào là tùy thuộc vào mức độ thấp của huyết áp, đặc điễm cơ thể người bệnh có bệnh lý khác kèm theo hay không… Khi đang dùng thuốc các bạn nên theo dõi chặt chẽ huyết áp của mình và tái khám đúng kỳ hẹn vì thuốc này ngoài tác dụng nâng huyết áp còn gây nhiều tác dụng phụ ngoài ý khác cần theo dõi chặt chẽ để được phát hiện sớm.

Ngòai vấn đề dùng thuốc việc tập thể dục thể thao có thể góp phần cải thiện tình trạng thấp của huyết áp và giúp bạn có sức chịu đựng tốt hơn với mức độ thấp của huyết áp. Các bạn nên tập thể dục chơi thể thao ở mức độ trung bình. Trong  cơn huyết áp thấp các nên nghỉ ngơi hạn chế vận động.

Tóm lại bệnh huyết áp thấp gây một số trở ngại và nguy hiểm trong cuộc sống như:
– Triệu chứng xây xẩm chóng mặt, mau mệt mỏi ảnh hưởng đến năng suất làm việc.
– Tình trạng chóng mặt xảy ra khi đang chạy xe gắng máy rất nguy hiểm.
– Huyết áp thấp không gây tai biến mạch máu não đột ngột nhưng người bị huyết áp thấp có kèm theo xơ mở động mạch  lâu năm có thể dễ bị nhũn não hơn người có huyết áp bình thường.
Nhưng khi biết mình bị cao huyết áp các bạn đừng qúa lo lắng hay bi quan vì nếu được điều trị  đúng thì chỉ sau một thời gian bạn có thể cải thiện được tình trạng huyết áp của mình và lúc đó bạn sẽ có một  cuộc sống bình thường và cảm thấy tự tin hơn