Bệnh tiểu đường là gì ? Bình thường lượng đường trong máu lúc đói vào khoảng 80 – 120 mg% hay 0.8 – 1.2g/l. Khi lượng đường trong máu lúc đói tăng cao trên 126 mg% thì gọi là bệnh tiểu đường .
Có 2 dạng bệnh tiểu đường khác nhau: tiểu đường nhóm I và tiểu đường nhóm II. Trong bài viết này chỉ đề cập đến tiểu đường nhóm II
Biểu hiện của bệnh tiểu đường:
Triệu chứng chính của bệnh là có đường trong nước tiểu, kiến bu vào những giọt nước tiểu rơi vãi bên ngoài. Nhưng trong thực tế tiểu đường là bệnh diễn tiến tương đối âm thầm , có khi không có biểu hiện gì cho đến khi xuất hiện nhiều biến chứng. Các triệu chứng có thể gặp ở người bệnh tiểu đường là:
- Uống nhiều. ª Tiểu nhiều
- Ăn nhiều. ª Sụt cân, mệt mỏi. ª Nhức đầu, chóng mặt, mất ngủ.
- Rụng tóc ( thường gặp ở phụ nữ), rối loạn kinh nguyệt,viêm âm đạo.
- Mờ mắt. ª Nhiễm trùng da, nhiễm trùng tiểu tái đi tái lại.
Biến chứng của bệnh tiểu đường: Các biến chứng cấp tính liên quan đến lượng đường trong máu như lượng đường trong máu tăng quá cao hay đường trong máu hạ thấp quá mức dẫn đến hôn mê.
Các biến chứng lâu dài gồm có :
- Tổn thương mạch máu lớn, mạch máu nhỏ, người bệnh tiểu đường dễ bị tai biến mạch máu não hay nhồi máu cơ tim.
- Mắt: cườm mắt, viêm võng mạc, mù mắt.
- Thận: viêm bể thận, xơ hoá hoại tử thận dẫn đến suy thận.
- Thần kinh: viêm dây thần kinh, liệt dây thần kinh, bất lực, tê đầu ngón tay, ngón chân. ª Da: nấm da, chân sẩm màu
- Khớp: Hạn chế cử động khớp, cứng khớp
ª Người bệnh tiểu đường dễ bị nhiễm trùng như lao phổi hay nhiễm nấm như nấm Candida Albicans.
Chăm sóc bàn chân cho người mắc bệnh tiểu đường
Khi đã có giảm cảm giác ở bàn chân, người bệnh nên thực hiện các biện pháp sau để chăm sóc bàn chân của mình:
- Giữ vệ sinh bàn chân: rửa chân bằng xà bông và nước ấm mỗi ngày.
- Không mang giày hoặc vớ quá chật dễ gây loét da.
- Tránh sử dụng vớ bằng sợi không hút nước thường làm chân bị hầm hơi. Nên dùng vớ làm bằng sơi coton hút nước được.
- Xem xét bàn chân mỗi ngày cẩn thận từ mu bàn chân, gót chân, lòng bàn chân, kẻ ngón chân, móng chân. Nếu khó quan sát lòng bàn chân có thể sử dụng 1 cái gương nhỏ. Cần chú ý phát hiện ngay cả những vết thương nhỏ, vết nứt da, sừng hoá.
- Cắt móng chân hết sức cẩn thận tránh xây xước. Không nên dùng đồ cắt móng chân quá sắc bén và cũng không nên cắt quá ngắn ,qúa sát.
- Không nên đi chân đất.
- Không ngâm chân trong nước nóng quá lâu.
- Bỏ hút thuốc lá sẽ giúp máu đến nuôi dưỡng bàn chân tốt hơn.
- Tập thể dục cũng giúp tăng lượng máu đến chân nhưng cần lưu ý tránh chấn thương chân trong khi tập.
Làm thế nào điều trị tốt bệnh tiểu đường:
Điều trị không dùng thuốc :
- Thay đổi thói quen ăn uống ° Tăng tập thể dục thể thao
Khi bị tiểu đường ta phải thay đổi hoàn toàn chế độ ăn uống : kiêng cử các chất ngọt có đường như chè, nước ngọt, nhiều loại trái cây ngọt, giảm ăn chất bột ( cơm, phở, bánh mì … ) nên ăn nhiều rau, cải. Không cần phải kiêng ăn chất đạm động vật, đạm thực vật trong các loại đậu rất tốt.
Tập thể dục thể thao rất tốt cho người bệnh tiểu đường giúp giảm lượng đường trong máu.
Điều trị dùng thuốc. Tuỳ theo tình trạng bệnh bác sĩ sẽ cho những loại thuốc thích hợp. Thuốc điều trị tiểu đường dù uống hay tiêm tại nhà cần thận trọng khi dùng sau 6 giờ chiều vì tình trạng hạ đường trong máu ban đêm lúc ngủ khó phát hiện có thể nguy tính mạng./.
Dấu hiệu hạ đường trong máu: mặt xanh, vã mồ hôi, lạnh tay chân, hạ huyết áp, hôn mê, tử vong. Xử trí: cho uống nước đường, nhập viện.
Biên soạn : Ths-BS Phan Hữu Phước
GĐ PHÒNG KHÁM CHUYÊN KHOA LÃO HỌC
Địa chỉ: 79/21 Âu Cơ P.14, Q.11, TP.HCM
Điện thoại: 2249.9494 http: medvie.vn